Thay đổi chính sách trong giáo dục Phùng_Xuân_Nhạ

Đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ 2 trong các trường học Việt Nam

Trước khi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhậm chức, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020 được triển khai gần 10 năm song kết quả chưa rõ ràng. Bộ trưởng Nhạ đã cùng các cộng sự nghiên cứu và đưa ra các giải pháp khả thi để tiếng Anh có thể trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong các trường phổ thông ở Việt Nam. Tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2016 - 2017, Bộ GD-ĐT đã đưa ra ý tưởng "xây dựng lộ trình đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 [22]. Giải thích về việc phổ cập tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai chưa thể lập tức thành công, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng: "Nếu bây giờ không đặt ra và bắt đầu làm thì chẳng bao giờ đạt được. Ở Singapore, từ khi Lý Quang Diệu có ý tưởng đưa tiếng Anh thành "ngôn ngữ thứ 2", phải mất gần 40 năm sau đất nước này mới đạt được mức độ trung bình trong việc sử dụng tiếng Anh". Ông cũng nói thêm, mục tiêu này không thể đạt được trong vòng 10 năm, 20 năm - nhưng khoảng thời gian này sẽ là sự chuẩn bị dần để đạt mục tiêu trên.

Cải cách bậc học phổ thông

Vấn đề cải cách toàn diện ngành giáo dục và đổi mới các bậc học phổ thông được đề cập đến khoảng 1 năm trước nhiệm kỳ của Bộ trưởng Nhạ và ông đã cùng các cộng sự đưa ra kế hoạch từng bước hiện thực hóa các cải cách mới của ngành giáo dục này. Trong một trả lời phỏng vấn đầu nhiệm kỳ, ông Bộ trưởng đã đề cập đến việc triển khai 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản được đặt ra cho năm học 2016 - 2017 và những năm tiếp theo. Theo đó, từ năm 2017, ngành giáo dục sẽ tăng cường kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo. Đối với bậc học mầm non, tiếp tục chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Ở bậc học phổ thông, chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng... Riêng với giáo dục đại học sẽ đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao[23].

Cải cách sách giáo khoa theo hướng một chương trình song có nhiều bộ sách giáo khoa

Vấn đề này đã được đề cập đến trong một thời gian trước đó và như nhận định ban đầu cần có lộ trình nhiều năm để thành hiện thực, song Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ và lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chương trình hành động với quyết tâm nhanh hơn tiến độ ít nhất 1 năm để ngay trong năm học 2019-2020, học sinh lớp 1 có sách giáo khoa mới [24]. Cũng theo chương trình hành động này, sẽ có nhiều bộ sách giáo khoa cho mỗi chương trình học và các trường được chủ động lựa chọn nhằm phá thế độc quyền về sách giáo khoa, đưa ra nhiều lựa chọn tốt hơn và cải tiến mạnh chất lượng sách cho học sinh, sinh viên.

Đẩy mạnh đổi mới giáo dục đại học

Vấn đề này được khởi động mạnh từ 2016 và hiện thực hóa bằng các bước đi từ 2017. Ngày 11/8/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2016-2017 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2017-2018 các cơ sở giáo dục đại học, các trường sư phạm với sự tham gia của hơn 1200 đại biểu ở ba đầu cầu Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Tại đây, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nêu ra các bước đi với 2 mục tiêu quan trọng (a) Tạo cơ sở pháp lý hỗ trợ đổi mới giáo dục đại học, và (b) Đổi mới mạnh mẽ quản trị đại học[25].

Tự chủ đại học

Bắt đầu nhiệm kỳ từ tháng 6/2016, tại cuộc làm việc với Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, các Giám đốc, Hiệu trưởng các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Cao đẳng trực thuộc Bộ đã tập trung thảo luận một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học, trong đó thống nhất cao tự chủ đại học chính là chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục đại học[26]. Trao đổi tại hội nghị nâng cao chất lượng đào tạo ĐH tại Trường ĐH Lâm nghiệp 22/2/2017, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã tuyên bố "Đại học phải tự sống với thị trường". Ông Nhạ khẳng định, trong bối cảnh phát triển hiện nay, các trường ĐH phải tách ra khỏi cơ quan chủ quản, thực hiện tự chủ và tham gia cạnh tranh bằng chất lượng để tồn tại.[27]

Giảm tải học kiến thức, định hướng đảy mạnh đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên

Theo nhận định của Bộ trưởng Nhạ, vẫn còn “trống” trong đào tạo kỹ năng sống cho sinh viên trong các trường sư phạm [28] nói riêng và các trường nói chung. Ông đã nhấn mạnh nhiều lần về việc cần giảm tải học chữ, học kiến thức cho học sinh và tăng cường kỹ năng sống, kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên nhằm nâng cao năng lực cuộc sống, năng lực làm việc [29].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Phùng_Xuân_Nhạ http://www.asiaentrepreneurshipjournal.com/2009/De... http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43193993 http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43297592 http://www.giadinhvietnam.com/doi-song/toi-khong-q... http://ottawacitizen.com/news/local-news/2017-list... http://www.scimagojr.com/journalsearch.php?q=21100... http://open_jicareport.jica.go.jp/340/340/340_123_... http://open_jicareport.jica.go.jp/pdf/11679065_07.... http://viet-studies.net/PXNHaNenLenTieng_NLD.html http://vnexpress.net/tin-tuc/giao-duc/bo-truong-gi...